Thursday 13 October 2011

Bí mật về cấu trúc giá Máy tính bảng

Bí mật về cấu trúc giá Máy tính bảng

(Thực hiện: Giám đốc PI Việt Nam)

Con người ta rất hay tò mò. Mỗi tuần đều có hơn 20 người hỏi tôi cùng một câu hỏi: “Tại sao giá bán máy tính bảng của PI Việt Nam đều thấp hơn 15% so với các mẫu có cấu hình tương tự?” Bạn có thắc mắc đó hay không?

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về máy tính bảng, tôi rất sẵn lòng chia sẻ bí mật về cấu trúc giá của máy tính bảng với quý khách hàng và các công ty đang cùng hoạt động trong lĩnh vực này.

Đầu tiên, công ty sở hữu CPU – ví dụ Samsung, cho phép một/một vài công ty phát triển dự án tiến hành phát triển CPU cho máy tính bảng. (Có thông tin cho rằng Samsung cho phép 40 công ty ở Trung Quốc phát triển dựa trên Samsung PV210 - bộ xử lý của máy tính bảng PI C002. Đó là lý do tại sao trên thị trường có nhiều thiết bị cùng sử dụng phần cứng là PV210.)

Dựa trên CPU, các nhà phát triển tiến hành thiết kế mainboard, tìm kiếm các phần cứng khác thích hợp như LCD, màn hình cảm ứng, pin, loa, camera... Đặc biệt, các công ty này cũng cần phát triển một bản OS (Operating system – Hệ thống điều hành) ổn định, vì điều này ảnh hưởng nhiều tới tốc độ và khả năng xử lý của máy. Các nhà máy, dựa vào hướng dẫn và thiết kế của công ty phát triển để lắp ráp sản phẩm. Sản phẩm sau đó sẽ được vận chuyển tới các trung tâm bán sỉ tại Trung Quốc. Thông thường, sản phẩm từ một nhà máy có thể được phân phối bởi nhiều nhà bán sỉ. Ngoài ra, một số công ty thương mại lớn có thể đặt hàng trực tiếp từ nhà máy cho các đơn hàng xuất khẩu. Các cửa hàng, các nhà bán lẻ sẽ mua hàng từ nhà bán sỉ và/hoặc công ty thương mại để phân phối tới người tiêu dùng.

Giờ xin được phân tích lợi nhuận của mỗi khâu. Nhà phát triển bán quyền sản xuất và thiết kế cho nhà máy với giá 10 tới 15 đô la Mỹ cho một sản phẩm. Đôi khi, để đảm bảo quyền kiểm soát của mình, các công ty này thậm chí còn chỉ định việc sử dụng main board và màn hình cảm ứng. Trong trường hợp đó, nhà máy chỉ có thể mua các linh kiện này từ chính nhà phát triển.

Về phần nhà máy, nhiều người cho rằng nhà máy có thể thu được lợi nhuận rất cao. Theo như tôi được biết, sự thật là thu nhập của nhà máy cho một sản phẩm chỉ trong khoảng 15 đô la Mỹ. Mức thu nhập này có phải là cao không? Theo tôi là không cao. Với thu nhập này, nhà máy cần thanh toán tiền lương cho người lao động, chi phí quảng cáo, phí quản lý, phí bảo hành… và phải chịu khá nhiều rủi ro. Sản phẩm liệu có được khách hàng ủng hộ không? Doanh số liệu có cao không? Sự hỗ trợ của công ty phát triển có cao không? Khi nào sản phẩm mới sẽ ra đời, khiến sản phẩm cũ phải giảm giá? Rất nhiều yếu tố rủi ro có thể gây ra thiệt hại về tài chính cho nhà máy. Và hãy tưởng tượng rằng các nhà máy luôn có lượng hàng tồn kho rất cao, vì mỗi đơn hàng đặt mua linh kiện đều với số lượng hàng trăm ngàn bộ trở lên.

Về phần các công ty thương mại hay các nhà bán sỉ (phân phối cấp 1 – thị trường sơ cấp), mức lợi nhuận cho khâu này chỉ chừng 5%, do rủi ro trong khâu phân phối này không cao như đối với nhà phát triển hay nhà sản xuất. Cho tới hôm nay, đây vẫn là khâu không thể thiếu được trong phân phối. (PI Việt Nam đang thách thức mô hình kinh doanh kiểu cũ này, vì mang tới sản phẩm chất lượng cao với giá thành thấp nhất là nhiệm vụ của chúng tôi.)

Về các cửa hàng bán lẻ, ai cũng biết họ là những người thu lợi nhuận cao. Lợi nhuận ở khâu phân phối này dao động từ 25% tới 100%, tùy thuộc vào sản phẩm phân phối và mức độ cạnh tranh trong ngành. PI Việt Nam cam kết rằng mức giá bán lẻ cho máy tính bảng chỉ cao hơn giá bán sỉ 10% tới 15%, biến thị trường máy tính bảng tại Việt Nam có mức giá cạnh tranh nhất trên thế giới, từ đó sẽ ngày càng nhiều người có thể trải nghiệm sản phẩm công nghệ này.

PI Việt Nam sẽ kiểm soát giá bán lẻ trên thị trường như thế nào?
(Còn nữa...)
* Sản phẩm máy tính bảng viết trong bài không bao gồm các thương hiệu lớn như Apple, Samsung, Sony...